Măng nứa khô - đặc sản núi rừng Tây Bắc

(0 reviews)
280.000

Măng nứa khô là một loại thực phẩm không còn xa lạ gì đối với người dân, đặc biệt là đồng bào miền núi. Măng Nứa Khô được mọi người khá ưa thích vì ngon mà lại bổ. Nó có thể chế biến được vô số các món ăn hấp dẫn như canh măng, bún xáo măng, măng …

  • SKU:
  • Stock:10 Items In Stock

Măng nứa khô rừng Tây Bắc
Bà con Tây Bắc thường hay vào rừng, và mỗi lần trở về đều không thể thiếu các loại Măng Nứa Khô rừng Tây Bắc. Măng được chế biến thành bao món ăn ngon. Măng nứa mỏng, trắng ngần, dùng để xào tỏi xém cạnh rất ngon.

Đến Tây Bắc, du khách còn được thưởng thức một loại măng có hương vị vừa ngon, vừa đặc biệt đó là măng đắng. Mùa măng đắng vào khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch, lúc này trên các cánh rừng Tây Bắc, măng đắng nhú lên rất nhiều.

Măng đắng xào với thịt trâu, lá lốt rất hợp hay chỉ cần xào mình nó với tỏi thôi là cũng ngon lắm rồi. Ban đầu đây sẽ là thử thách với những ai không ăn được đắng, nhưng ăn rồi sẽ thấy vị ngòn ngọt nơi cuối họng. Cái dư vị nhằn nhặn đắng trên đầu lưỡi của măng rừng đắng gợi nhớ đến một câu chuyện tình cảm động của chàng Khôm và nàng Ban, được truyền qua bao đời nay ở Tây Bắc.

Câu chuyện về măng nứa khô.
Những đọt Măng Nứa Khô xanh tươi như câu chuyện tình yêu của chàng Khôm và nàng Ban

Ngày xưa có một chàng trai, sinh ra trong gia đình vô cùng nghèo khó, bố mẹ đặt tên cho chàng là Khôm (trong tiếng Thái có nghĩa là đắng). Tuy nghèo khổ nên chàng Khôm rất thương bố mẹ, chịu khó làm lụng không quản ngại vất vả, khó khăn. Hàng ngày chàng lên nương, lên rẫy và vào rừng săn bắt thú. Mỗi khi nghỉ ngơi chàng lại mang chiếc khèn ra làm bạn. Tiếng khèn của chàng làm thổn thức bao trái tim của các cô gái trong bản.

Rồi chàng đã lọt vào mắt xanh của nàng Ban, một người con gái xinh đẹp, ngoan hiền nhất vùng. Nàng Ban đã trao cho chàng chiếc khăn Piêu, hẹn mùa xuân sẽ về chung một bếp lửa. Nhưng rồi ngày vui chẳng được bao nhiêu, tên chúa đất nhất quyết bắt nàng về làm người hầu.

Để bảo vệ tình yêu, chàng Khôm và nàng ban đã trốn vào trong rừng sâu. Họ cứ đi mãi, đi mãi rồi đói, kiệt sức họ gục ngã bên nhau. Từ nấm mộ của nàng Ban mọc lên một loại cây, lá có hình trái tim chung đôi xanh biếc. Còn từ nấm mộ của chàng Khôm, vươn lên một mầm cây có vị đắng như tình yêu tuyệt vọng của hai người. Dân Bản thường lấy măng đắng về thái nhỏ ngâm cùng với nước hoa ban thì sẽ bớt vị đắng.

Và chế biến món ăn
Món thịt gà nấu măng chua tuyệt ngon

Người Thái thường dùng Măng Nứa Khô để làm măng chua, gọi là “mạy xủm”, nấu món gì cũng ngon. Có một cách làm măng chua vô cùng độc đáo đó la “mạy khon”. Người ta dùng đoạn mắt của măng và phần măng già, giã nhỏ cùng với chút muối, cho vào ống nứa, bịt kín lại bằng lá chuối khô rồi đê lên gác bếp.

Món măng này có màu nâu sẫm, chua chua, nấu với thịt gà hay nhộng ong non thì ngon tuyệt vời. Nếu có dịp được thưởng thức món này thì hẳn sẽ không ai quên được. Cũng là măng chua, nhưng hương vị lại rất đặc biệt, khó lẫn với bất cứ loại măng nào. “Mạy khon” ít được biết đến, hầu như chỉ có các gia đình dân tộc Thái mới biết làm và chế biến món Măng Nứa Khô này.

Ngày Tết không thể thiếu món canh măng hầm xương
Để bảo quản được lâu hơn, bà con Tây Bắc thường làm Măng Nứa Khô. Măng Nứa Khô để phơi khô thường là măng lưỡi lợn. Trong những ngày lễ, Tết thì trong gia đình nào cũng không thể thiếu nồi canh măng hầm xương. Nước canh sóng sánh, từng miếng măng thơm lừng, dù bụng đã no nhưng vẫn cảm thấy thèm thuồng.

Xuân đã về trên khắp vùng cao Tây Bắc, người dân bản lại rủ nhau lên rừng hái măng rừng, nào làm Măng Nứa Khô rừng, măng chua, tất cả đã sẵn sàng cho một cái Tết đủ đầy, các món đặc sản Tây Bắc nổi tiếng. Sau một năm lao động vất vả, mọi người quây quần cùng nhau bên mâm cơm đượm hương rừng, cạn chén rượu nồng rồi cùng chúc nhau cho một năm mới tốt lành.